1. Nơi nào nóng nhất trên Trái Đất?
Nếu bạn đã đoán là Thung lũng chết ở California, Mỹ thì ko fải đâu. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng trong một vài ngày nào đó thì bạn đã đúng. El Azizia ở Libya đã đạt được nhiệt độ kỷ lục 57,80C (1360F) vào ngày 13-9-1922. Thung lũng chết chỉ đạt 1340F vào ngày 10-7-1913.
2. Và nơi nào lạnh nhất?
Ở rất xa, nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên Trái Đất là -890C (1290F) ở Vostok, Nam Cực, vào ngày 21-7-1983.
3. Cái gì tạo nên sấm sét?
Ngoài "tia chớp" thì còn có một câu trả lời sáng tỏ hơn. Không khí xung quanh tia chớp bị làm nóng lên gấp khoảng 5 lần nhiệt độ của Mặt Trời. Sự nung nóng đột ngột này khiến không khí nở ra nhanh hơn tốc độ của âm thanh, nó làm cho không khí xung quanh bị nén lại và tạo nên sóng nén (sóng xung kích). Âm thanh gây ra bởi sự giản nở này là tiếng sấm mà ta nghe được.
4. Lượng bụi từ không trung rơi xuống Trái Đất bao nhiêu mỗi năm?
Con số này rất khác nhau, nhưng Tổ chức khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho rằng có ít nhất 1.000 triệu gram, tức là khoảng 1.000 tấn vật chất rơi vào bầu khí quyển mỗi năm và chừng đó hạ cánh xuống bề mặt Trái Đất. Một nhóm các nhà khoa học khẳng định rằng có những trận mưa vi khuẩn kéo theo, và những sinh vật ngoài khí quyển này chính là thủ phạm lan truyền bệnh cúm. Tuy nhiên, chẳng có bằng chứng nào cả, còn chúng ta tất nhiên là chẳng thế nín thở mãi.
5. Bụi có thể bay bao xa trong gió?
Một nghiên cứu vào năm 1999 cho biết, bụi từ Châu Phi đã tìm đường tới Florida và khiến nhiều nơi ở bang này có chất lượng không khí vượt ngưỡng cho phép do Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ quy định. Lượng bụi này được những cơn gió lớn ở Bắc Phi đón đường và đưa lên cao 6.100m, tại đây chúng lại gặp gió mậu dịch và được đưa qua biển. Bụi từ Trung Quốc cũng đã tìm đường sang Bắc Mỹ.
6. Nguyên nhân trượt đất là gì?
Lượng mưa dồn dập trong một giai đoạn ngắn có thể gây ra các dòng lũ bùn và mảnh vụn trên bề mặt. Mưa dầm dề kéo dài trong một thời gian lại là nguyên do của sự trượt đất chậm chạp và ở phần sâu hơn. Tùy thuộc vào thành phần vật chất mà sự trượt đất cũng diễn ra khác nhau. Mỗi năm, nước Mỹ thiệt hại 2 tỷ USD do phá hủy của các trận trượt lở đất. Trong một trận bão kỷ lục ở San Francisco vào tháng 1-1982, khoảng 18.000 dòng chảy bùn đá hình thành chỉ trong một đêm. Thiệt hại tài sản lên tới 66 triệu USD và có 25 người thiệt mạng.
7. Bùn có thể chảy nhanh bao nhiêu?
Những dòng chảy mảnh vụn như thác bùn có thể di chuyển với tốc độ 160 km/giờ.
8. Nơi nào ẩm ướt nhất trên Trái Đất?
Lloro, Colombia có lượng mưa trung bình là hơn 13m/năm, gấp khoảng 10 lần những thành phố ẩm nhất ở châu Âu hoặc Mỹ.
9. Không khí bao gồm chủ yếu là oxy?
Thực tế, bầu khí quyển của Trái Đất chiếm 80% là nitơ. Phần còn lại chủ yếu là oxy, với một lượng rất nhỏ các tạp chất khác.
10. Đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm lượng nước toàn thế giới?
Khoảng 97%. Đại dương chiếm 2/3 bề mặt Trái Đất, điều đó có nghĩ là, thật may mắn, nếu có một hành tinh nhỏ va vào Trái Đất thì nó sẽ rơi xuống đại dương.
11. Hồ, suối và nước ngầm: nguồn nào chứa lượng nước ngọt lớn nhất toàn cầu?
Nước ngầm chứa tới 30 lần lượng nước so với tất cả các hồ nước ngọt, và gấp 3.000 lần lượng nước ở sông, suối trên toàn cầu trong cùng một thời điểm. Nước ngầm được chứa trong các tầng ngậm nước tự nhiên dưới mặt đất, chúng có thể di chuyển, chảy qua các loại đất đá cũng như các vật chất khác.
12. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận được từ trước đến nay?
Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ rằng cơn gió có vận tốc 372 km/h ghi nhận được ở Mounth Washington, New Hampshire ngày 12-4-1934 đạt tốc độ nhanh nhất. Nhưng vào tháng 5-1999, ở Oklahoma, các nhà nghiên cứu thu được vận tốc của một cơn bão với 513 km/h. Nếu so sánh, gió trên Sao Hải Vương có vận tốc 1.448 km/h.
13. Có bao nhiêu lượng nước ngọt được dự trữ trên Trái Đất?
Hơn 8,3 triệu km2 khối nước ngọt được dự trữ trên hành tinh này, gần một nửa số đó nằm trong khoảng 0,8km trên bề mặt Trái Đất. Tương tự, Sao Hỏa cũng có lượng nước lớn gần phía bề mặt, nhưng chúng vẫn được lưu giữ rất kĩ, giống như các tảng băng, chưa có ai ước tính có thể có bao nhiêu lượng nước trên đó.
14. Tổng lượng nước dự trữ trên toàn cầu là bao nhiêu?
Khoảng 1.300 triệu km3.
15. Mỗi giây toàn cầu có bao nhiêu lần sét đánh?
Trung bình là khoảng 100. Tuy vậy, đó chỉ là những lần sét đánh xuống mặt đất. Mỗi phút, có hơn một nghìn trận sấm chớp nổ ra khắp Trái Đất gây ra khoảng 6.000 tia chớp. Rất nhiều trong số đó là tia chớp giữa các đám mây.
16. Có phải tất cả các con sông đều "sống"?
Tất nhiên là không phải theo nghĩa đen, nhưng cũng như mọi vật thể sống khác, các con sông đều có quãng đời của nó. Chúng sinh ra, lớn lên và già đi. Chúng cũng có thể chết trong một khoảng thời gian địa chất.
17. Mực nước biển sẽ tăng bao nhiêu nếu các lớp băng Nam Cực tan?
Lớp băng Nam Cực chiếm gần 90% băng toàn thế giới và 70% nước ngọt. Nếu toàn bộ lớp băng Nam Cực tan, mực nước biển sẽ tăng khoảng 67m, tương đương với toà nhà cao 20 tầng. Các nhà khoa học biết rằng đang có một dòng băng tan phía dưới. Tổ chức Liên Hợp Quốc cho rằng, theo tình huống tồi tệ nhất - phụ thuộc vào nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng bao nhiêu - mực nước biển sẽ dâng cao 1m vào năm 2100.
18. Nơi nào duy nhất có sông băng chảy qua đường xích đạo?
Núi Cotopaxi ở Ecuador là nơi đầu nguồn con sông băng duy nhất vắt qua đường xích đạo.
19. Cơn cuồng phong khủng khiếp nhất từng đổ bộ vào Mỹ?
Cơn bão cấp 4 đổ vào Galveston, Texas, năm 1900 giết chết hơn 6.000 người. Tiếp sau đó là cơn bão năm 1928 ở Florida với số người thiệt mạng ít hơn 1.900 người.
20. Loài thực vật ở Bắc Mỹ có thể sinh trưởng hàng nghìn năm?
Phân tích tuổi băng đồng vị phóng xạ cho thấy, cây bụi creosote mọc ở Mojavec - Sonoran và sa mạc Chihuahuan đã sinh trưởng và phát triển từ khi chúa Jesus ra đời. Các nhà khoa học cho biết, một số cây có thể sống tới 10.000 năm.
21. Nước được tiêu thụ trên toàn cầu trung bình bao nhiêu mỗi ngày?
Khoảng 1,5km3.
22. Bao nhiêu lượng nước ngọt trên thế giới được lưu trữ trong băng?
Khoảng 70%. Nếu có ý định di chuyển khối băng này, bạn phải cần tới 60 năm để biến chúng thành mưa và nghĩ xem cách nào để đóng băng chúng trở lại.
23. Thế nào là độ 0 tuyệt đối
Độ 0 tuyệt đối, hay âm 273,15 độ C (- 459,67 độ F) về lý thuyết là nhiệt độ tại đó mọi phân tử ngừng chuyển động. Nó đại diện cho sự thiếu vắng năng lượng. Tuy nhiên bạn cũng cần biết là không có giới hạn trên về nhiệt độ bởi vì ta có thể nạp thêm năng lượng tuỳ thích. Lúc nào cũng có một số vật thể hoặc chất nào đó luôn tồn tại ở bất kể nhiệt độ nào.
24. Tại sao băng lại trôi?
Trong tinh thể băng, các phân tử không bị nén vào giống như trong nước. Chúng thay đổi cách sắp xếp mà không thay đổi kích cỡ. Vì vậy, các phần tử nước ở trạng thái rắn chiếm nhiều thể tích hơn ở trạng thái lỏng. Kết luận là với cùng một thể tích thì đá băng sẽ nhẹ hơn nước do đó băng trôi.
Bạn thử tưởng tượng khi nước đóng băng thành các trạng thái rắn giống các chất khác - sẽ bị nén chặt hơn trạng thái lỏng. thì nó đã chìm xuống đáy đại dương lạnh lẽo và sẽ không bao giờ tan chảy, như thế các đại dương có lẽ đã bị đóng băng gần hết mặt nước rồi. Và như vậy thì các chu kì băng hà sẽ tồn tại không nhỉ?
25. Tại sao đám mây khi gần mưa lại có màu đen?
Mây thực ra là hơi nước tụ lại. Các hơi nước hấp thụ ánh sáng từ mặt trời đối với các màu sắc khác nhau (bước sóng ánh sáng khác nhau) là như nhau, vì vậy, ánh sáng sau khi xuyên qua mây, có màu trắng (là màu tổng hợp của tất cả các màu). Khi lượng nước này dày đặc, ánh sáng sẽ không xuyên qua được , vì vậy đám mây sẽ trở thành một bức tường chắn ánh sáng. Cho nên chúng ta chỉ thấy màu tối đen.
(còn tiếp)
Nếu bạn đã đoán là Thung lũng chết ở California, Mỹ thì ko fải đâu. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng trong một vài ngày nào đó thì bạn đã đúng. El Azizia ở Libya đã đạt được nhiệt độ kỷ lục 57,80C (1360F) vào ngày 13-9-1922. Thung lũng chết chỉ đạt 1340F vào ngày 10-7-1913.
2. Và nơi nào lạnh nhất?
Ở rất xa, nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên Trái Đất là -890C (1290F) ở Vostok, Nam Cực, vào ngày 21-7-1983.
3. Cái gì tạo nên sấm sét?
Ngoài "tia chớp" thì còn có một câu trả lời sáng tỏ hơn. Không khí xung quanh tia chớp bị làm nóng lên gấp khoảng 5 lần nhiệt độ của Mặt Trời. Sự nung nóng đột ngột này khiến không khí nở ra nhanh hơn tốc độ của âm thanh, nó làm cho không khí xung quanh bị nén lại và tạo nên sóng nén (sóng xung kích). Âm thanh gây ra bởi sự giản nở này là tiếng sấm mà ta nghe được.
4. Lượng bụi từ không trung rơi xuống Trái Đất bao nhiêu mỗi năm?
Con số này rất khác nhau, nhưng Tổ chức khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho rằng có ít nhất 1.000 triệu gram, tức là khoảng 1.000 tấn vật chất rơi vào bầu khí quyển mỗi năm và chừng đó hạ cánh xuống bề mặt Trái Đất. Một nhóm các nhà khoa học khẳng định rằng có những trận mưa vi khuẩn kéo theo, và những sinh vật ngoài khí quyển này chính là thủ phạm lan truyền bệnh cúm. Tuy nhiên, chẳng có bằng chứng nào cả, còn chúng ta tất nhiên là chẳng thế nín thở mãi.
5. Bụi có thể bay bao xa trong gió?
Một nghiên cứu vào năm 1999 cho biết, bụi từ Châu Phi đã tìm đường tới Florida và khiến nhiều nơi ở bang này có chất lượng không khí vượt ngưỡng cho phép do Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ quy định. Lượng bụi này được những cơn gió lớn ở Bắc Phi đón đường và đưa lên cao 6.100m, tại đây chúng lại gặp gió mậu dịch và được đưa qua biển. Bụi từ Trung Quốc cũng đã tìm đường sang Bắc Mỹ.
6. Nguyên nhân trượt đất là gì?
Lượng mưa dồn dập trong một giai đoạn ngắn có thể gây ra các dòng lũ bùn và mảnh vụn trên bề mặt. Mưa dầm dề kéo dài trong một thời gian lại là nguyên do của sự trượt đất chậm chạp và ở phần sâu hơn. Tùy thuộc vào thành phần vật chất mà sự trượt đất cũng diễn ra khác nhau. Mỗi năm, nước Mỹ thiệt hại 2 tỷ USD do phá hủy của các trận trượt lở đất. Trong một trận bão kỷ lục ở San Francisco vào tháng 1-1982, khoảng 18.000 dòng chảy bùn đá hình thành chỉ trong một đêm. Thiệt hại tài sản lên tới 66 triệu USD và có 25 người thiệt mạng.
7. Bùn có thể chảy nhanh bao nhiêu?
Những dòng chảy mảnh vụn như thác bùn có thể di chuyển với tốc độ 160 km/giờ.
8. Nơi nào ẩm ướt nhất trên Trái Đất?
Lloro, Colombia có lượng mưa trung bình là hơn 13m/năm, gấp khoảng 10 lần những thành phố ẩm nhất ở châu Âu hoặc Mỹ.
9. Không khí bao gồm chủ yếu là oxy?
Thực tế, bầu khí quyển của Trái Đất chiếm 80% là nitơ. Phần còn lại chủ yếu là oxy, với một lượng rất nhỏ các tạp chất khác.
10. Đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm lượng nước toàn thế giới?
Khoảng 97%. Đại dương chiếm 2/3 bề mặt Trái Đất, điều đó có nghĩ là, thật may mắn, nếu có một hành tinh nhỏ va vào Trái Đất thì nó sẽ rơi xuống đại dương.
11. Hồ, suối và nước ngầm: nguồn nào chứa lượng nước ngọt lớn nhất toàn cầu?
Nước ngầm chứa tới 30 lần lượng nước so với tất cả các hồ nước ngọt, và gấp 3.000 lần lượng nước ở sông, suối trên toàn cầu trong cùng một thời điểm. Nước ngầm được chứa trong các tầng ngậm nước tự nhiên dưới mặt đất, chúng có thể di chuyển, chảy qua các loại đất đá cũng như các vật chất khác.
12. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận được từ trước đến nay?
Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ rằng cơn gió có vận tốc 372 km/h ghi nhận được ở Mounth Washington, New Hampshire ngày 12-4-1934 đạt tốc độ nhanh nhất. Nhưng vào tháng 5-1999, ở Oklahoma, các nhà nghiên cứu thu được vận tốc của một cơn bão với 513 km/h. Nếu so sánh, gió trên Sao Hải Vương có vận tốc 1.448 km/h.
13. Có bao nhiêu lượng nước ngọt được dự trữ trên Trái Đất?
Hơn 8,3 triệu km2 khối nước ngọt được dự trữ trên hành tinh này, gần một nửa số đó nằm trong khoảng 0,8km trên bề mặt Trái Đất. Tương tự, Sao Hỏa cũng có lượng nước lớn gần phía bề mặt, nhưng chúng vẫn được lưu giữ rất kĩ, giống như các tảng băng, chưa có ai ước tính có thể có bao nhiêu lượng nước trên đó.
14. Tổng lượng nước dự trữ trên toàn cầu là bao nhiêu?
Khoảng 1.300 triệu km3.
15. Mỗi giây toàn cầu có bao nhiêu lần sét đánh?
Trung bình là khoảng 100. Tuy vậy, đó chỉ là những lần sét đánh xuống mặt đất. Mỗi phút, có hơn một nghìn trận sấm chớp nổ ra khắp Trái Đất gây ra khoảng 6.000 tia chớp. Rất nhiều trong số đó là tia chớp giữa các đám mây.
16. Có phải tất cả các con sông đều "sống"?
Tất nhiên là không phải theo nghĩa đen, nhưng cũng như mọi vật thể sống khác, các con sông đều có quãng đời của nó. Chúng sinh ra, lớn lên và già đi. Chúng cũng có thể chết trong một khoảng thời gian địa chất.
17. Mực nước biển sẽ tăng bao nhiêu nếu các lớp băng Nam Cực tan?
Lớp băng Nam Cực chiếm gần 90% băng toàn thế giới và 70% nước ngọt. Nếu toàn bộ lớp băng Nam Cực tan, mực nước biển sẽ tăng khoảng 67m, tương đương với toà nhà cao 20 tầng. Các nhà khoa học biết rằng đang có một dòng băng tan phía dưới. Tổ chức Liên Hợp Quốc cho rằng, theo tình huống tồi tệ nhất - phụ thuộc vào nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng bao nhiêu - mực nước biển sẽ dâng cao 1m vào năm 2100.
18. Nơi nào duy nhất có sông băng chảy qua đường xích đạo?
Núi Cotopaxi ở Ecuador là nơi đầu nguồn con sông băng duy nhất vắt qua đường xích đạo.
19. Cơn cuồng phong khủng khiếp nhất từng đổ bộ vào Mỹ?
Cơn bão cấp 4 đổ vào Galveston, Texas, năm 1900 giết chết hơn 6.000 người. Tiếp sau đó là cơn bão năm 1928 ở Florida với số người thiệt mạng ít hơn 1.900 người.
20. Loài thực vật ở Bắc Mỹ có thể sinh trưởng hàng nghìn năm?
Phân tích tuổi băng đồng vị phóng xạ cho thấy, cây bụi creosote mọc ở Mojavec - Sonoran và sa mạc Chihuahuan đã sinh trưởng và phát triển từ khi chúa Jesus ra đời. Các nhà khoa học cho biết, một số cây có thể sống tới 10.000 năm.
21. Nước được tiêu thụ trên toàn cầu trung bình bao nhiêu mỗi ngày?
Khoảng 1,5km3.
22. Bao nhiêu lượng nước ngọt trên thế giới được lưu trữ trong băng?
Khoảng 70%. Nếu có ý định di chuyển khối băng này, bạn phải cần tới 60 năm để biến chúng thành mưa và nghĩ xem cách nào để đóng băng chúng trở lại.
23. Thế nào là độ 0 tuyệt đối
Độ 0 tuyệt đối, hay âm 273,15 độ C (- 459,67 độ F) về lý thuyết là nhiệt độ tại đó mọi phân tử ngừng chuyển động. Nó đại diện cho sự thiếu vắng năng lượng. Tuy nhiên bạn cũng cần biết là không có giới hạn trên về nhiệt độ bởi vì ta có thể nạp thêm năng lượng tuỳ thích. Lúc nào cũng có một số vật thể hoặc chất nào đó luôn tồn tại ở bất kể nhiệt độ nào.
24. Tại sao băng lại trôi?
Trong tinh thể băng, các phân tử không bị nén vào giống như trong nước. Chúng thay đổi cách sắp xếp mà không thay đổi kích cỡ. Vì vậy, các phần tử nước ở trạng thái rắn chiếm nhiều thể tích hơn ở trạng thái lỏng. Kết luận là với cùng một thể tích thì đá băng sẽ nhẹ hơn nước do đó băng trôi.
Bạn thử tưởng tượng khi nước đóng băng thành các trạng thái rắn giống các chất khác - sẽ bị nén chặt hơn trạng thái lỏng. thì nó đã chìm xuống đáy đại dương lạnh lẽo và sẽ không bao giờ tan chảy, như thế các đại dương có lẽ đã bị đóng băng gần hết mặt nước rồi. Và như vậy thì các chu kì băng hà sẽ tồn tại không nhỉ?
25. Tại sao đám mây khi gần mưa lại có màu đen?
Mây thực ra là hơi nước tụ lại. Các hơi nước hấp thụ ánh sáng từ mặt trời đối với các màu sắc khác nhau (bước sóng ánh sáng khác nhau) là như nhau, vì vậy, ánh sáng sau khi xuyên qua mây, có màu trắng (là màu tổng hợp của tất cả các màu). Khi lượng nước này dày đặc, ánh sáng sẽ không xuyên qua được , vì vậy đám mây sẽ trở thành một bức tường chắn ánh sáng. Cho nên chúng ta chỉ thấy màu tối đen.
(còn tiếp)