...::: 4RUM INUYASHA FC :::...

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
...::: 4RUM INUYASHA FC :::...

    Địa Lí Việt Nam

    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Địa Lí Việt Nam Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Địa Lí Việt Nam 13_35070

    Địa Lí Việt Nam Empty Địa Lí Việt Nam

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:18 pm

    Đông Bắc Việt Nam
    Địa Lí Việt Nam 120px-Laocai
    Ruộng bậc thang ở Lào Cai
    Tiềm năng và thế mạnh nổi trội
    1. Đông Bắc
    có vị trí quan trọng. Một mặt vùng này nằm liền kề với vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), một phần lãnh thổ nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (vùng PTKTTĐ Bắc Bộ),
    có những trục giao thông nan quạt quy tụ về thủ đô Hà Nội tạo ra thuận lợi lớn cho vùng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật giữa Đông Bắc với các vùng trong cả nước, nhất là với Đồng bằng Sông Hồng, vùng PTKTTĐ Bắc Bộ.
    Phía Đông của Đông Bắc tiếp giáp với 250 km bờ biển, có khoảng 3000 hòn đảo, một số nơi có thể xây dựng được cảng nước sâu có ý nghĩa không chỉ cho Bắc Bộ, mà còn có thể cho cả phía Tây Nam Trung Quốc.
    Phía Bắc của vùng tiếp giáp với Trung Quốc với hơn 1180km biên giới trong tổng số gần 1500 km đường biên giới đất liền giữa nước ta và Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu, trong đó có một số cửa khẩu quốc tế như Hữu Nghị, Móng Cái, Lào Cai,... có thể dần dần mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với thị trường Trung Quốc rộng lớn, nếu ta có sức cạnh tranh.
    2. Đông Bắc là một vùng giàu tài nguyên khoáng sản ở nước ta.
    Trong đó có những loại có trữ lượng lớn như: than chiếm 90%, apatit 100%, đồng 70% của cả nước; ngoài ra còn có nhiều đá vôi để sản xuất xi măng, sắt, chì, kẽm, thiếc v.v... Đây là thế mạnh lớn, là cơ sở rất quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản góp phần vào sự khởi động và triển khai công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng và cả nước.
    3. Đông Bắc có địa hình đa dạng cùng với khí hậu phân dị tạo ra thảm thực vật phong phú với những sản phẩm đặc thù có giá trị cao.
    Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng Đông Bắc lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân dị tạo ra nhiều tiểu vùng... cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như chè (chè Tuyên Quang, chè Thái Nguyên, chè tuyết, chè vàng), hồi, quế, sơn, mận hậu, mơ, hồng, nhiều loại dược liệu quí, v.v...
    4. Đông Bắc có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng,
    đặc biệt là tiềm năng du lịch biển (vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ...), du ngoạn các hồ nước lớn trên núi (Núi Cốc, Ba Bể, Cấm Sơn, Thác Bà,...), du lịch leo núi và nghỉ dưỡng (Sa Pa, Tam Đảo, Cổng Trời, nhiều hang động,...), tham quan di tích lịch sử (văn hoá Đông Sơn, Đền Hùng, hang Pắc Pó, cây đa Tân Trào, an toàn khu...), du lịch lễ hội (Hội Lim, hội Đền hùng, hội chùa Yên Tử,...)...
    5. Quỹ đất lớn, nguồn nước tương đối dồi dào (trừ một số nơi ở vùng cao và ven biển) thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế.
    - Quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp nhìn chung không thuộc loại xấu và có thể được khoảng 5 triệu ha (trong đó nông nghiệp khoảng 1 triệu ha, lâm nghệp khoảng 4 triệu ha), hiện đã sử dụng 2,7 triệu ha, chiếm 54% so với tiềm năng. Diện tích có thể tăng thêm khoảng 2,3 triệu ha (trong đó khoảng 10% dành cho cây lâu năm, 10% cho đồng cỏ, 75% cho lâm nghiệp); hàng ngàn ha để phát triển các khu, cụm công nghiệp và hình thành các đô thị mới...
    - Nguồn nước tương đối dồi dào, chất lượng tốt.
    Trên lãnh thổ Đông Bắc có những sông lớn chảy qua là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng, sông Bằng Giang, sông Cầu,... Ngoài ra còn nhiều sông nhỏ ven biển Quảng Ninh... tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác nguồn nước và phát triển giao thông phục vụ sản xuất và đời sống. ở nhiều khu vực nguồn nước ngầm tương đối khá. Tuy nhiên nguồn nước ở một số nơi thuộc vùng cao núi đá vôi và khu vực ven biển bị hạn chế.
    6. Nhân dân các dân tộc trong vùng Đông Bắc có truyền thống cách mạng, đoàn kết qua nhiều thời kì đấu tranh giữ nước và dựng nước. Sớm có các đội ngũ công nhân công nghiệp (vùng mỏ,...)
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Địa Lí Việt Nam Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Địa Lí Việt Nam 13_35070

    Địa Lí Việt Nam Empty Re: Địa Lí Việt Nam

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:19 pm

    Tây Bắc
    Những yếu tố và nguồn lực phát triển
    1. Vị trí địa lý
    Vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình , Sơn La , và Lai Châu , có 27 huyện, thị xã.( theo số liệu cũ )
    _Hiện : Tây Bắc có 4 tỉnh ( thêm tỉnh Điện Biên ).
    Diện tích tự nhiên: 3.610.140 ha, chiếm 10% diện tích cả nước.
    Dân số (1995): 2.088 nghìn người, chiếm 2,82% dân số cả nước.
    1.1. Tây Bắc có vị trí quan trọng về an ninh. quốc phòng vì có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào dài 870 km.
    1.2. Là vùng đầu nguồn xung yếu của sông Đà, nơi có các nhà máy thuỷ điện lớn của cả nước, mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
    1.3. Giải biên giới có các cửa khẩu lớn, là các cửa khẩu ra vào quan trọng để giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế hiện tại cũng như tương lai trong những năm tới.
    1.4. Tây Bắc nằm gần các vùng đông dân, tiềm lực khoa học, công nghệ, khoáng sản và nguồn nhân lực lớn... là đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là điều kiện thuận lợi để Tây Bắc phát triển kinh tế.
    2. Các tài nguyên nổi trội: Là nguồn lực quan trọng
    2.1. Khoáng sản:
    Hiện có 117 điểm quặng phân bố ở 3 tỉnh với 33 mỏ đã xác định, gồm: Than, sắt, măng gan, niken, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, đất hiếm, baric prit, vàng, nước khoáng, đá vôi, đá sét... trong đó đất hiếm chiếm gần 100% trữ lượng của cả nước. Tây Bắc còn là vùng có tiềm năng lớn về thuỷ điện, chiếm 56% trữ năng thuỷ điện của cả nước.
    2.2 Đất đai còn tương đối nhiều, hiện mới đưa vào sử dụng 38,9% diện tích (khoảng 1.285.000 ha) còn 61% chưa sử dụng (khoảng 2.023.000 ha).
    Trong đó có khoảng 240.000 ha có thể sử dụng vào nông nghiệp, 1.783.000 ha có thể đưa vào sản xuất lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác.
    Chất lượng đất nhìn chung còn rất tốt (trừ một số đã thoái hoá) thích hợp với nhiều loại cây trồng, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường.
    2.3. Có nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm và phân bố đều trên các sông suối, hồ ao, ruộng trũng ở trong vùng.
    Lượng mưa hàng năm từ 1500 - 1800 mm là điều kiện thuận lợi để có đủ nguồn nước đáp ứng cho phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt không những trong vùng mà còn có thể cung cấp cho vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy, do địa hình chi phối nên một số nơi núi cao, vùng đá vôi về mùa khô thường thiếu nước đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hướng giải quyết cơ bản là xây nhiều bể chứa để dự trữ cho mùa khô.
    2.4. Có khí hậu mát mẻ (trừ giải thung lũng sông Đà là hơi nóng) phân dị đa dạng theo các tiểu vùng khá rõ, nhưng thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới, cây ôn đới sinh trưởng và phát triển tốt.
    2.5. Tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng:
    Hồ, hang động, đảo trên hồ, rừng nguyên sinh, các khu di tích lịch sử đã được xếp hạng nổi tiếng như Điện Biên Phủ, nhà tù Sơn La, di tích văn hoá và vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc, các cảnh quan thiên nhiên... là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.
    2.6. Nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn luôn có truyền thống đoàn kết trong dựng nước và giữ nước, trong sản xuất thì cần cù chịu khó. Với nguồn lao động tại chỗ tương đối dồi dào (khoảng 968.000 người), tuy số người được đào tạo nghề nghiệp còn quá ít (khoảng 1,7% so với dân số) nhưng là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.

      Hôm nay: 29/03/24, 07:04 am